Bệnh Quai Bị

Bệnh Quai Bị - Mầm Non Kid's Moon

Khi trẻ bị quai bị sẽ có biểu hiện chủ yếu của bệnh là sốt và sưng, đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Thường gặp ở tuyến nước bọt mang tai, đôi khi có thể viêm ở tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm.

A. Quai bị là bệnh gì?

Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là thời gian giáp Tết. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơiBệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 5 -14.

Về triệu chứng, sau thời gian ủ bệnh từ 15 – 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng, sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến mang tai là thể điển hình nhất. Trẻ sốt 38 – 39oC, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém; viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt.

Với những trường hợp quai bị do vi trùng, bé có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.

B. Phòng tránh bệnh

– Chế độ dinh dưỡng: thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.

– Cho trẻ uống nhiều nước – Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.

– Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra, tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.

– Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang.

Vệ sinh cá nhân và nhà cửa:

– Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống (muỗng, nĩa, ly, chén,  dĩav.v…)

– Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bàn ghế, rửa sạch các đồ chơi của trẻ.

– Rửa tay nhiều lần bằng xà phòng trong ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Che miệng khi ho, khi hắt hơi, sau đó phải rửa tay ngay bằng xà phòng.

– Thực hiện tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh chủ động.

Lưu ý: Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ nên tham khảo thêm và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon