Nguyên Tắc Ứng Xử Dành Cho Bố Mẹ Để Con “Nghe Lời”

Nguyên Tắc Ứng Xử Dành Cho Bố Mẹ Để Con "Nghe Lời" - Mầm Non Kid's Moon

Việc dùng cách dọa dẫm, hay đe nẹt đòn roi để tạo ra những em bé “nghe lời” thực sự là rất không nên khi bố mẹ có rất nhiều cách ứng xử, bắt đầu từ chính bản thân mình để con có thể vui vẻ “nghe lời” trong hạnh phúc!

Điều quan trọng nhất trong việc nuôi con là xây dựng mối quan hệ tin tưởng với con. Khi con tin tưởng mình, con mới có thể đồng ý với những điều bố mẹ nói và làm theo.

Vì thế trong những ứng xử hằng ngày chúng ta nên có một vài nguyên tắc dành riêng cho con như:

Đáp ứng nhu cầu cảm xúc

Khi con khóc, bố mẹ nên ôm vào lòng, con muốn được bế, nếu có thể bố mẹ nên bế bé lên, cố gắng ôm ấp nhiều nhất để con cảm nhận đầy đủ tình yêu thương của bố mẹ, để bố mẹ trở thành người con tin tưởng nhất.

Giữ lời hứa với con (và cả những người khác)

Đã hứa thì luôn luôn phải giữ lời, khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện. Nếu việc nào chúng ta không thể hứa thì sẽ từ chối, chứ không lấp lửng. Ví dụ con có hỏi “Mai mẹ có cho con đi chơi công viên không?”, nếu tôi bận thì bố mẹ nên từ chối chứ không gật đầu bừa cho con khỏi kì kèo vòi vĩnh.

Tin tưởng con

Tin tưởng là gì nếu không phải là cho người khác thấy mình tin lời họ! “Mẹ tin lời hứa của con, mẹ tin con sẽ làm được!” – đó là những điều mẹ nên nói và làm với con khi con đã hứa với mẹ điều gì. Ví dụ, con hứa khi chuông kêu con sẽ tắt tivi. Nếu con không giữ lời thì mẹ nên hỏi con: “Nếu mẹ không giữ lời hứa, con có buồn không? Vậy con thấy đấy, con không giữ lời hứa mẹ cũng không vui, mẹ cũng không thể giữ lời hứa với con nữa thì sao?”

Lắng nghe con

Cha mẹ phải cho con thấy chúng được quan tâm và lắng nghe. Mỗi khi nói chuyện với con, cha mẹ nên ngồi xuống ngang tầm mắt của con để trò chuyện. Khi con đến tuổi thích kể chuyện cho bố mẹ, bố mẹ cố gắng nhìn vào mắt con, gật gù tán đồng những điều con kể để con thấy rằng mẹ rất tôn trọng và quan tâm đến những điều con nói.

Coi trọng những điều con thích

Ví dụ khi biết con thích ô tô, mẹ nên coi trọng sở thích ấy và luôn cố lồng ghép mọi thứ về ô tô, liên quan đến ô tô cho con hứng thú.

Khen ngợi, khích lệ con

Bố mẹ nên khen ngợi những việc cụ thể con làm được chứ không khen chung chung. Khi con có thể tự vác chiếc xe đạp băng qua bờ tường thay vì để mẹ làm giúp, mẹ cũng nói để khích lệ “Con cố gắng lắm, đã tự bê được xe mà không cần nhờ mẹ gì cả, giỏi ghê!”

Thường xuyên nói “Ba mẹ yêu con”

Trong “menu tình yêu” hằng ngày của gia đình không thể thiếu câu nói “mẹ yêu con” và “con yêu mẹ”.

“Ba mẹ cảm ơn con” và “Ba mẹ xin lỗi con” khi có lỗi

Nếu bạn muốn đứa trẻ tin tưởng, hãy cho chúng thấy được sự chân thành trong việc nói lời cảm ơn, và xin lỗi khi tôi làm điều gì có lỗi với con.

Mỉm cười với con

Có một cuốn sách ví rằng nụ cười của mẹ giống như ánh sáng mặt trời toả sáng tâm hồn con. Vì thế tôi cố gắng để không biến mỗi ngày của con là những ngày xám xịt. Những lời nói ngọt ngào và yêu thương có giá trị truyền năng lượng sống hơn rất nhiều so với những lời nhắc nhở và phàn nàn.

Những năm tháng đầu đời được lớn lên trong sự tin tưởng của cha mẹ thì sau này trẻ mới biết tin tưởng người khác, yêu bản thân, và coi trọng giá trị của việc được ai đó tin tưởng.

Nguồn: Sưu tầm

 

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon