Do hệ miễn dịch còn non nớt, và sức đề kháng yếu nên trẻ nhỏ rất dễ bị ốm. Nhưng nếu biết cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ, thì đây sẽ không phải là nỗi lo cho mẹ.
Bé yêu thường xuyên mắc một số bệnh phổ biến về đường hô hấp như ho hen, sổ mũi, cảm lạnh, sốt, đau họng… Chính vì vậy, bạn cần phải tăng sức đề kháng để bảo vệ, ngăn ngừa các tác nhân xâm hại đến cơ thể non nớt của trẻ. Những tác nhân này có thể là do vi khuẩn, siêu vi khuẩn, các tác nhân do môi trường bên ngoài gây ra … khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng có dịp phát triển và hoành hành làm cho sức đề kháng của trẻ bị suy giảm. Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho trẻ? Hãy tìm hiểu ngay dưới bài viết dưới đây nhé.
Tăng cường sức đề kháng
Cha mẹ nên cân đối các nhóm thực phẩm theo nhu cầu của lứa tuổi, đủ về số lượng và đảm bảo dinh dưỡng về các chất: chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, canxi, vitamin B6, magie,…. đây là các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết giúp điều hòa chu kỳ giấc ngủ, đối với trẻ bị thiếu hụt canxi ngủ chập chờn và dễ bị giật mình tỉnh giấc. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất còn giúp các bé làm dịu thần kinh, nghỉ ngơi, thư giãn cơ bắp, giảm sự căng thẳng và dễ đi vào giấc ngủ. Các loại vitamin này còn giúp huyển hóa chất béo, chất đạm và cacbonhydrat giảm tình trạng mệt mỏi quấy khóc ở trẻ.
Để tăng cường các loại vitamin này, mẹ nên lựa chọn các ản phẩm rau củ quả hay thịt tươi sống để lượng vitamin được giữ lại cao nhất. Tránh các sản phẩm ăn nhanh hay đồ đông lạnh đóng gói
Có chế độ sinh hoạt hợp lí
Tạo cho trẻ thói quen đi ngủ sớm: cha mẹ nên cố định thời gian ngủ cho trẻ, theo các chuyên gia thì thời gian ngủ thích hợp đối với trẻ là 21h và thời gian thức giấc nên là khoảng từ 6h đến 6h30.Thời gian ngủ khoa học được rèn ngay từ nhỏ sẽ giúp bé quen và có múi giờ sinh hoạt tốt nhất có thể.
Cha mẹ hãy cố gắng sắp xếp phòng ngủ cho bé rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát. Không cho các bé sử dụng các thiết bị di động trước khi đi ngủ. Hạn chế tiếng ồn từ bên ngoài, cũng như ánh sáng quá nhiều. Trước khi đi ngủ không nên để bé ăn quá lo hoặc quá đói. Đặc biệt mẹ có thể mở nhạc EQ cho con trong suốt quá trình con ngủ giúp con thư giãn tốt nhất có thể. Âm nhạc giúp con ngủ ngon hơn, tránh bị xao nhãng bởi các tác nhân bên ngoài.
Vận động thường xuyên
Việc vận động cơ thể là rất tốt và cần thiết cho việc phát triển sức khỏe trẻ nhỏ, do đó, bố mẹ nên tăng cường việc vận động mỗi ngày cho con. Bởi rất nhiều trẻ thường mải mê bởi các trò chơi điện tử hay chăm chăm xem ti vi , hoạt hình và các trò chơi … Các nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể bởi việc làm này sẽ giúp cơ thể sản xuất một chất chống viêm tự nhiên. Ngoài ra, nó còn giúp:
Tăng sức đề kháng loại bỏ vi khuẩn trong đường hô hấp, dẫn đến cảm lạnh hoặc cúm
Tăng sự lưu thông nhanh hơn của tế bào bạch cầu, từ đó phát hiện và chống lại các loại bệnh hiệu quả
Đẩy lùi sự phát triển của vi khuẩn xấu
Hạn chế giải phóng các hormone căng thẳng.
Nếu như mỗi ngày, trẻ được vận động khoảng 30 phút mỗi lần, cha mẹ sẽ thấy sức khỏe của trẻ được cải thiện rõ rệt.
Uống thật nhiều nước
Ngoài việc bổ sung nước lọc thì mẹ cũng có thể kết hợp cho trẻ uống sữa hay ăn cháo để bổ sung nước theo một dạng khác để bé không cảm thấy quá ngấy ngá khi nạp quá nhiều nước. Trung bình bé cần 1-3 ly nước mỗi ngày, nếu trẻ đi mẫu giáo cần 3-5 ly nước mỗi ngày vì trẻ đi học thường có xu hướng vận động nhiều, tiêu hao và mất nhiều lượng nước tích trữ. Vào mùa hè, cha mẹ nên bổ sung cho con nhiều nước hơn để bù nhiệt, điện giải cơ thể và tránh được nguy cơ từ các bệnh vào mùa đó, do trẻ em dễ bị mất nước hơn người lớn.
Khi cơ thể mất nước có thể ảnh hưởng đến phản ứng thể chất và tinh thần, ảnh hưởng đến sự tập trung học tập và vui chơi của bé ở trường, khiến bé phản ứng chậm chạp, và tiếp thu kiến thức kém hiệu quả.
Nếu bé quá nhàm chán với việc uống nước thì mẹ có thể thả một lát cam hoặc chanh vào cho thơm để bé cảm thấy lạ miệng hơn hoặc cho đá vào cho mát nếu là mùa hè.
Lượng nước bổ sung trung bình theo độ tuổi mà các chuyên gia về dinh dưỡng yêu cầu ở mức: trẻ từ 6-12 tháng tuổi: Không vượt quá khoảng 80ml/ngày. Trẻ từ 1-2 tuổi: Không vượt quá khoảng 350ml/ngày.
Việc uống nước đối với trẻ là rất cần thiết trong việc phát triển và hoàn thiện trí não. Tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý kĩ càng các nguyên tắc bổ sung nước cho con một cách có khoa học, tránh việc tự ý chăm sóc không đúng cách ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
Giấc ngủ giúp trẻ thông minh, tỉnh táo và có khả năng tập trung tốt. Nếu mất ngủ trẻ thường tỏ ra mệt mỏi, không chơi đùa, phản ứng chậm chạp, nhận thức kém do mất tập trung. Bù lại khi ngủ đủ giấc trẻ luôn hứng khởi, năng động,hoạt bát và tăng trưởng rất tốt về khả năng tư duy não bộ cũng như chiều cao.
Ngược lại nếu trẻ ngủ muộn, đồng nghĩa với việc trẻ chậm lớn, chậm phát triển chiều cao, không được hoạt bát và phát triển tư duy một cách toàn diện, lúc nào cũng uể oải, lười vận động và biếng ăn và quấy khóc.
Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch
Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch là một trong những vấn đề cần thiết và quan trọng cho các bé. Khi trẻ tiêm đầy đủ các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia. sẽ kích thích cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể nhằm tăng sức đề kháng để chống lại bệnh nhanh và hiệu quả hơn.
Trên đây là những bí quyết tăng sức đề kháng cho trẻ cực kì bổ ích. Mong rằng với bài viết trên cha mẹ đã có những cái nhìn và hiểu biết hơn trong việc chăm sóc trẻ nhé!
Nguồn: Sưu tầm