5 Sai Lầm Nhiều Người Mắc Khi Rửa Bát Biến Nước Rửa Chén Thành Chất Độc Hại Cả Gia Đình

5 Sai Lầm Nhiều Người Mắc Khi Rửa Bát Biến Nước Rửa Chén Thành Chất Độc Hại Cả Gia Đình - Mầm Non Kid's Moon

Nhiều chị em thường dùng miếng bọt biển để rửa bát đĩa mà ít ai biết rằng có tới 362 loại vi khuẩn khác nhau sinh sôi nảy nở trên miếng bọt biển đó.

Nước rửa chén là thứ đồ quen thuộc trong căn bếp của rất nhiều gia đình. Loại nước rửa này không chỉ có công dụng làm sạch chén đĩa, nồi chảo sau khi nấu nướng mà còn có nhiều công dụng khác như tẩy vết bẩn dầu mỡ trên quần áo, diệt cỏ dại, bọ chét, thông tắc bồn cầu,… rất hữu ích.

Tiện lợi là vậy nhưng nước rửa chén cũng là một “con dao hai lưỡi” nếu người dùng sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng. Những thói quen rửa bát sai lầm mà nhiều người hay mắc có thể biến nước rửa chén thành dung dịch có hại, vừa khiến bát đĩa không sạch sẽ mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

1. Không pha loãng và dùng quá nhiều nước rửa chén

5 Sai Lầm Nhiều Người Mắc Khi Rửa Bát Biến Nước Rửa Chén Thành Chất Độc Hại Cả Gia Đình - Mầm Non Kid's Moon

Nhiều người lầm tưởng rằng càng cho đặc và đổ thật nhiều nước rửa chén thì bát đũa càng sạch hơn nhưng sự thật lại không hề như vậy. Việc cho quá nhiều nước rửa không chỉ khiến công đoạn tráng và làm sạch tốn nhiều thời gian hơn, bát đĩa khó được làm sạch hoàn toàn mà còn gây tốn nước vì bạn phải xả và tráng nhiều lần mới hết được bọt trắng.

2. Ngâm bát đĩa lâu trong nước rửa chén

Khi chén đĩa hay nồi chảo có những những loại đồ ăn khó làm sạch ngay, nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm chúng lâu trong nước rửa bát pha loãng trong bồn rửa hay chậu để thức ăn bở ra, dễ cọ sạch.

Tuy bát đĩa sau khi ngâm sẽ dễ rửa hơn nhưng việc làm này vô tình khiến bát đĩa được “đắm mình” trong nước rửa chén lâu, tạo điều kiện cho các hóa chất ngấm sâu vào nồi chảo, bát đĩa, rất khó rửa sạch hoàn toàn. Việc làm này càng nguy hiểm hơn nếu các dụng cụ trên làm từ gỗ hoặc tre,… vì những thớ gỗ sẽ ngấm đầy hóa chất.

Bạn có thể ngâm bát đĩa một lúc bằng nước nóng cũng sẽ khiến thức ăn bớt bám dính và dễ rửa hơn.

3. Đổ thẳng nước rửa chén lên bát đĩa

Thay vì đổ vào nước rồi pha loãng ra rửa thì nhiều chị em lại quen tay đổ luôn nước rửa chén vào bát đĩa, nồi chảo rồi mới pha nước hoặc chẳng cần pha mà rửa luôn. Thói quen sai lầm này sẽ khiến lượng hóa chất bám lại trên bát đĩa nhiều hơn, khó làm sạch hơn và tất nhiên nguy cơ gây hại cho sức khỏe sẽ cao hơn.

Tốt nhất, chị em hãy lấy nước trước rồi mới pha loãng nước rửa chén, đánh tan thành bọt rồi mới sử dụng.

4. Không tráng bát đĩa sạch sẽ

Sai lầm này có lẽ là thường xuyên gặp nhất. Có thể vì một nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào đó như nhà thiếu nước, người rửa cảm thấy mệt mỏi, đau đầu,… mà việc tráng rửa bát trở thành gánh nặng, nên khi đó bát đũa nồi niêu được rửa không sạch.

5 Sai Lầm Nhiều Người Mắc Khi Rửa Bát Biến Nước Rửa Chén Thành Chất Độc Hại Cả Gia Đình - Mầm Non Kid's Moon

Dù nguyên nhân có là gì thì hãy nên nghĩ tới sức khỏe gia đình, bởi việc rửa hời hợt sẽ khiến bát đũa thìa đĩa vẫn còn hóa chất bám lại, chúng lại ám mùi đồ ăn bữa trước nên những lần ăn sau sẽ bị mất ngon,…

5. Sử dụng, vệ sinh miếng bọt biển không đúng cách

Những lỗ nhỏ liti bên trong miếng bọt biển tuy có công dụng thấm hút và cọ rửa khá tốt nhưng lại chính là nơi lưu trữ ẩn náu của hàng vài trăm loại vi khuẩn, trong đó có E. coli và salmonella (loại vi khuẩn làm cho thức ăn trở nên độc hại).

Các nhà khoa học Đức đã từng đưa ra nghiên cứu toàn diện về độ bẩn của miếng bọt biển đã qua sử dụng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 362 loại vi khuẩn khác nhau sinh sôi nảy nở trên miếng bọt biển bạn dùng hàng ngày, nhưng không phải tất cả trong số chúng đều độc hại, chỉ có 5 trên 10 loại vi khuẩn phổ biến được tìm thấy nằm trong nguy cơ 2 (RG2), nghĩa là nhóm mầm bệnh tiềm ẩn.

Thực chất, việc làm sạch miếng bọt biển bằng cách nấu trong lò vi sóng, trần qua nước sôi, cho vào máy rửa bát đều là những cách thông dụng nhưng bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết được sự thật rằng, các cách đó không hề làm giảm bớt được độ nguy hiểm của miếng bọt biển, vì chúng chỉ giúp loại bỏ được những vi khuẩn thông thường, ít có hại còn một số loại vi khuẩn nguy hiểm khác không hề hấn gì.

Cách tốt nhất là thay miếng rửa bát thường xuyên, thời gian thay là từ 1 đến 2 tuần.

Nguồn: Sưu tầm

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon