Một trong những điều quan trọng nhất bố mẹ có thể dạy cho con là giúp trẻ quản lý được cảm xúc của mình, nhưng đây thường không phải là một điều dễ dàng. Dưới đây, là tổng hợp những lời khuyên của các chuyên gia trong việc nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con, các bố mẹ cùng tham khảo xem mình có đang làm như vậy không nhé!
Bố mẹ dạy trẻ tạm dừng một chút trước khi làm bất kỳ điều gì
Trẻ em thường có hành vi khá bồng bột nên trẻ cần được bố mẹ hướng dẫn tạm dừng lại một chút (trừ trường hợp khẩn cấp) để xem mình đang cảm thấy thế nào. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể sử dụng những đồ vật, lời nói, hành động đặc biệt để gợi nhắc trẻ nhớ về nguyên tắc này.
Bố mẹ khuyến khích trẻ đối thoại
Trong gia đình có khoảng thời gian mọi người thực sự ngồi trò chuyện với nhau. Và điều này có thể được biến thành nguyên tắc trong gia đình khi tất cả các thành viên ngồi cùng nhau và dành ra ít nhất 15 phút mỗi tối cho những cuộc trò chuyện ý nghĩa, chất lượng.
Bố mẹ ghi nhận và khuyến khích con biểu đạt cảm xúc của con
Cảm xúc thì không có đúng hoặc sai vì bản chất nó là như vậy và ai cũng đều có quyền với cảm xúc của mình, trẻ con cũng vậy. Ở đây, bố mẹ cũng luôn khuyến khích con được bày tỏ cảm xúc của mình thông qua việc đặt câu hỏi. Ví dụ, nếu thấy con buồn bã hoặc bực bội, không nói chuyện với ai, bố mẹ có thể hỏi: “con có vẻ buồn, có chuyện gì xảy ra à?” Bố mẹ cũng không buông lời phán xét, đánh giá hay nghi ngờ cảm xúc của con. Với họ, cảm xúc con có là chân thực.
Bố mẹ giúp con phân loại cảm xúc của mình
Trẻ em ở mọi lứa tuổi có thể phải vật lộn để diễn đạt được cảm xúc mà mình đang trải qua. Trong trường hợp, bố mẹ có thể gợi ý nhưng không bao giờ nói thẳng ra với trẻ. Ví dụ, “nếu một người bạn thân nhất của bố/mẹ không nói chuyện với mình thì bố/mẹ không muốn bị như vậy và có thể cảm thấy bị bỏ rơi, con thấy vậy đúng không?” Bố mẹ cũng có thể chia sẻ với con về cảm xúc của mình khi mình trải qua hoàn cảnh tương tự. Con có thể chia sẻ với bố/mẹ nếu con trải qua hoàn cảnh tương tự. Điều này sẽ giúp con cởi mở với bố mẹ hơn.
Bố mẹ làm mẫu cho con
Một khía cạnh rất lớn của việc nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của trẻ là làm mẫu cho trẻ thấy vì trẻ sẽ học được thông qua quan sát cách bố mẹ đương đầu với những gì đang diễn ra. Ở đây, bố mẹ có thể chia sẻ cho con nghe những gì bố mẹ trải qua trong một ngày chẳng hạn như thấy bực bội như thế nào khi một người đột nhiên tạt đầu xe mình khi đang đi trên đường hay cảm thấy vui ra sao khi được sếp ở chỗ làm khen…
Bố mẹ dạy trẻ cách thấu hiểu cảm xúc của người khác
Dành thời gian ngồi nói chuyện trực tiếp với con về cảm xúc của người khác là một cách tuyệt vời để tạo dựng nền tảng cho con về sự thấu cảm – điều này đóng một vai trò quan trọng trong trí tuệ cảm xúc. Khi trẻ kể một vài câu chuyện xảy ra với một ai đó ở trường, bố mẹ có thể hỏi con xem con nghĩ họ sẽ cảm thấy thế nào. Còn nếu nó là người mà bố mẹ biết thì họ sẽ không quên thể hiện sự thấu cảm trước mặt con.
Bố mẹ đặt nguyên tắc dựa trên hành vi không phải cảm xúc của con
Cho con những nguyên tắc, giới hạn sẽ con giúp con biết mình cần phải làm, ứng xử ra sao. Bố mẹ khi ấy cũng không nói với con là con nên hay không nên có cảm xúc này nhưng nếu có hành vi không phù hợp thì bản thân họ vẫn sẽ can thiệp để trẻ hiểu được thông điệp rằng mình vẫn được yêu thương ngay cả khi mình có một số hành động của mình cần phải được điều chỉnh.
Bố mẹ ghi nhận và khen ngợi cho những cố gắng của con
Nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của trẻ là cả một quá trình, do vậy, việc ghi nhận và khen ngợi là một phần rất quan trọng. Chẳng hạn như: “thay vì chỉ cảm thấy khó chịu khi em làm phiền con lúc chơi game thì bố mẹ thấy con tìm một cái vui vui khác thay thế cho em nghịch. Đó là một cách giải quyết rất tốt. Con thấy thế nào?”
Nguồn: Sưu tầm