8 Loại Đồ Chơi Cho Trẻ Em Vô Cùng Nguy Hiểm

8 Loại Đồ Chơi Cho Trẻ Em Vô Cùng Nguy Hiểm - Mầm Non Kid's Moon

Trên thị trường hiện nay đang bày bán tràn lan rất nhiều các loại đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc và tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm với trẻ. Đồ chơi có thể hỗ trợ bé phát triển trí não và khám phá thế giới thế nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Đôi khi, lựa chọn không đúng còn gây nguy hiểm cho trẻ.

Dưới đây là 8 loại đồ chơi dễ gây nguy hiểm và một số lời khuyên về cách chọn đồ chơi an toàn cho các bé.

1. Bóng bay

Bóng bay sẽ nổ khi được thổi căng phồng quá mức hoặc có thể nổ bất chợt trong lúc bé đang chơi. Tiếng nổ này sẽ khiến bé giật mình sợ hãi, gây ảnh hưởng đến thính giác của bé, thậm chí có thể gây điếc tai.

Trong khi sợ hãi, trẻ nhỏ có thể hít các mảnh vỡ của quả bóng và bị ngạt. Đó là lý do vì sao tất cả các sự kiện có nhiều bóng bay được khuyên chỉ nên dành cho trẻ trên 8 tuổi.

8 Loại Đồ Chơi Cho Trẻ Em Vô Cùng Nguy Hiểm - Mầm Non Kid's Moon

Lời khuyên: Hạn chế cho trẻ nhỏ chơi bóng bay. Đừng mua bóng bay có bề mặt nhăn nhúm hay có mùi khó chịu.

2. Bộ đồ chơi bác sĩ

Cảm giác được trở thành bác sĩ khám chữa bệnh cho các bệnh nhân chắc chắn là niềm đam mê ngay từ thuở nhỏ của rất nhiều các bé. Chúng rất thích sử dụng các dụng cụ của bộ đồ chơi này để “khám bệnh” cho mình, cho những trẻ khác và người thân. Tuy nhiên, một vài thứ trong bộ đồ chơi này có các bộ phận nhỏ có thể bị mắc trong mũi hay đường thở của trẻ. Ngoài ra, những đồ chơi kiểu này cũng kích thích trẻ quan tâm hơn đến ống tiêm, kéo và các viên thuốc thật.

Lời khuyên: Tốt nhất nên sử dụng các bộ đồ dùng bác sĩ không có bất cứ các phần nhỏ, ống tiêm hay các dụng cụ trẻ dễ cho vào miệng, mũi.

3. Phao bơi

Phao tròn hay phao tay cho trẻ không thật sự đảm bảo an toàn cho bé khi ở dưới nước vì bé rất dễ dàng tự tháo ra được, có thể khiến trẻ bị trượt hay lật úp dưới nước. Ngoài ra, một nghiên cứu mới đây của Đức đã tìm thấy 3 hợp chất hóa chất độc hại có thể gây ung thư trong nhựa PCV của những chiếc phao tay tập bơi cho trẻ em này.

Lời khuyên: Nên lựa chọn mẫu phao cho bé không có mùi (không nên chọn loại có mùi thơm nồng nặc vì mùi sản phẩm càng nồng thì nguy cơ gây bệnh càng cao), có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kích cỡ của phao đeo tay nên được điều chỉnh chính xác theo kích cỡ của trẻ và sản phẩm này phải được dùng dưới sự giám sát của người lớn. Đồng thời, không nên đeo quá nửa giờ đồng hồ.

4. Đồ chơi có pin

Những viên pin tròn rất giống những viên kẹo và chắc chắn các bé sẽ muốn nếm thử vị của chúng. Kích cỡ và hình dạng của nó khiến đồ vật này rất dễ bị nuốt vào bụng. Khi bị nuốt vào bụng, chât lithium trong pin sẽ gây ra ngộ độc và bỏng nghiêm trọng.

Lời khuyên: Những viên pin phải được bảo vệ bởi một lớp nhựa và có vít cố định.

5. Súng đồ chơi

Phần lớn những loại đồ chơi cho trẻ, trong đó có súng đồ chơi đều được làm bằng những nguyên liệu tái chế, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng Khi tiếp xúc với những đồ chơi làm từ nhựa tái chế này hoàn toàn có thể bị nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn. Đặc biệt với trẻ em, sức đề kháng còn yếu, nếu nhiễm độc, nhiễm khuẩn rất dễ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.

8 Loại Đồ Chơi Cho Trẻ Em Vô Cùng Nguy Hiểm - Mầm Non Kid's Moon

Bên cạnh đó, súng đồ chơi còn rất dễ gây sát thương không chỉ cho chính trẻ mà còn cả những người xung quanh. Trẻ thường không để ý tới khoảng cách an toàn hay dùng nước sạch khi sử dụng súng. Hệ quả, đồ chơi này được bắn bằng bất cứ loại “đạn” nào, kể cả nước bẩn, khí phun nên gây ra các chấn thương ở mặt, đặc biệt là mắt.

Lời khuyên: Mua các đồ chơi này kèm kính bảo vệ hay mua kính riêng cho trẻ dùng khi chơi, đặc biệt là phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

6. Máy bay đồ chơi

Máy bay trực thăng và các loại đồ chơi khác có cánh quạt là đồ chơi dành cho trẻ lớn. Trẻ nhỏ không nên chơi những món đồ này vì các bé rất dễ đưa ngón tay vào cánh quạt đang quay.

Lời khuyên: Hãy chọn đồ chơi cánh quạt làm bằng nhựa mềm, các cạnh của cánh quạt nên được gia công mịn, không có vết xước.

7. Bộ lắp ghép nam châm

Đồ chơi nam châm phổ biến thường được dán nhãn dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên nhưng thực tế những món đồ này nên dành cho trẻ trên 14 tuổi. Khi cố gắng thử tách các viên nam châm bằng răng, trẻ thường nuốt không chỉ một mà vài viên. Khi ở bên trong cơ thể, những viên nam châm này có thể hút nhau và gây hại cho thành ruột.

8 Loại Đồ Chơi Cho Trẻ Em Vô Cùng Nguy Hiểm - Mầm Non Kid's Moon

Lời khuyên: Không nên cho trẻ nhỏ chơi bộ nam châm này, với trẻ lớn hơn, các viên nam châm cần được bảo vệ bằng lớp ngoài bằng nhựa cứng sẽ an toàn hơn.

8. Con quay bằng tay

Một phần của con quay này có thể bị tung ra khi đang quay và gây thương tích. Cũng đã có trường hợp trẻ em nuốt phải các bộ phận của con quay này. Ngoài ra, những đồ chơi tương tự khiến con bạn khó tập trung và ảnh hưởng tới học tập. Tại một số bang của Mỹ, việc sử dụng con quay này ở trường học đã có luật cấm.

Lời khuyên: Thay thế con quay này bằng thiết bị luyện ngón tay của trẻ em. Nó sẽ không chỉ khiến con bạn có việc gì đó để làm mà còn phát triển các kỹ năng vận động.

Nguồn: Tổng hợp

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon