Nhiệt miệng là một chứng bệnh hay gặp và cực kì phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cha mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi đây là chứng bệnh hoàn toàn lành tính, tuy nhiên những vết loét ấy lại khiến các bé cảm thấy đau đơn, cản trở quá trình ăn uống của trẻ nhỏ. Vậy bài viết ngày hôm nay xin gửi đến bố mẹ những mẹo vặt khi trẻ bị nhiệt miệng và đi tìm nguyên nhân của việc trẻ bị nhiệt miệng nhé!
Cách nhận biết bệnh nhiệt miệng
Ban đầu sẽ là sự xuất hiện của những nốt mụn nước nhỏ có hình dẹt hoặc hình tròn, đáy mụn có màu vàng nhạt, xung quanh mụn sẽ bị sưng đỏ và những chiếc mụn này thường có vị trí xuất hiện ở phía mặt trong của má , môi, lợi hay đầu lưỡi.
Nguyên nhân của việc bị nhiệt miệng
Bệnh nhiêt miệng thông thường không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
Do dị ứng với thức ăn hoặc thực phẩm
Do chức năng hệ miễn dịch bị suy giảm
Do ăn quá nhiều các thực phẩm cay, chua
Do mắc bệnh viêm đại tràng
Do thiếu các loại vitamin như B12, axit Folic, Sắt
Bé tự cắn vào má và bị nhiễm trùng hoặc bị đốt
Rối loạn nội tiết bên trong cơ thể
Cách xử lí khi trẻ bị nhiệt miệng
Cho con sử dụng các loại thuốc hoặc gel bôi chuyên cho nhiệt miệng mà mẹ có thể tìm thấy ở các hiệu thuốc. Sau đó cho con súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 3 lần trong ngày đặc biệt là sau khi ăn cho đến khi các vết nhiệt lành hẳn.
Cho con ăn thức ăn mềm nhẹ, dạng lỏng để dễ nhai và không chạm vào chỗ đau. Những thức ăn dạng lỏng như cháo, súp hoặc đậu các loại đỗ ninh mềm. Tránh cho bé ăn các chất cay nóng hay khó nhai nhé!
Cho con uống nhiều nước hơn để thanh nhiệt cơ thể từ bên trong. Thông thường trẻ bị nhiệt miệng sẽ thường tự khỏi tuy nhiên nếu như trẻ có những dấu hiệu sau đây hoặc quá lâu khỏi hãy đưa con đến gặp các bác sỹ chuyên khoa nhé!
Tụt cân nhanh
Sốt cao và quấy khóc
Đau bụng và không chịu ăn uống cả ngày
Viêm da xung quanh hậu môn
Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Trẻ nhỏ rất hiếu động trong việc chạy nhảy, nô đùa. Đặc biệt cơ thể rất dễ mất nước cộng với việc chạy nhảy sẽ khiến trẻ dễ bị mất nước, không nhứng thế nhiều bé mải chơi còn quên không uống nước gây hại đến thể chất và quá trình hấp thụ chất trong một ngày dài.
Vì vậy mẹ cần cân đối các nhóm thực phẩm để bổ sung những thực phẩm giữ nước vào thực đơn của bé. Những thực phẩm giữ nước, có tính mát, giàu chất xơ và nhiều vitamin C như: cam, quýt, ổi, cà chua, kiwi, bưởi, chanh leo, hay những loại củ quả trong bữa ăn như: súp lơ, su hào, cải bắp,… Với đặc tính mát, nhóm thực phẩm đó sẽ giúp cơ thể bé giải độc, thanh nhiệt và kích thích sự ngon miệng của bé rất hiệu quả trong việc chữa bệnh khi trẻ bị nhiệt miệng, chủ yếu là cung cấp nước, không tích trữ mỡ thừa bởi các loại món dầu mỡ, chiên xào. Là nhóm chất không thể thiếu trong việc giảm thiểu khi trẻ bị nhiệt miệng
Ngoài ra mẹ cũng nên thêm các loại rau củ quả tốt cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón ở trẻ như: cà rốt, khoai lang, bí đỏ,đu đủ, rau dền, rau muống,…..
Một điểm mẹ cần lưu ý đó là tránh cho con ăn các loại hoa quả có tính nóng như: vải, nhãn, sầu riêng,chôm chôm,…. Mà ưu tiên các loại rau quả mang tính giữ nước giàu vitaminC và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Một số cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
Sử dụng mật ong
Mật ong được coi là biện pháp thần thánh được sử dụng khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể cho bé ngậm mật ong hoặc chấm mật ong vào chỗ loét. Dung dịch có trong mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống. Tuy nhiên, nếu uống thì hãy cho con uống với liều lượng vừa phải nhé
Uống nước cam và chanh
Trong cam và chanh đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra bởi lượng vitamin C này sẽ giúp tăng cường chất đề kháng. Uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày sẽ giúp bé tăng cường chất đề kháng ngay cả khi bé không bị nhiệt miệng cũng nên bổ sung cho con mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói nhé!
Uống bột sắn dây
Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp trẻ bị bệnh nhiệt miệng nhẹ. . Bởi bản chất bột sắn dây có tính mát nên có tác dụng chữa miệng miệng rất tốt. Hòa bôt sắn dây với nước đun sôi để nguội, có thể cho thêm chút đường rồi cho bé uống. Cách chữa nhiệt miệng này được nhiều người áp dụng cho các bé khá hiệu quả.
Uống nước rau má rau ngô
Rau má, râu ngô là 2 loại nước lá dân gian có tính mát, rất tốt khi bé bị nhiệt miệng. Mẹ có thể say rau má để lấy nước uống, và cho đường. Nước râu ngô và rau má, giúp mát gan, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Đặc biệt nó còn giúp giảm nốt sưng của nhiệt miệng.
Chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng là viêc làm đòi hỏi cha mẹ cần có những kiến thức về chăm sóc da một cách khoa học. Mong rằng với những kiến thức trong bài viết đã giúp cho cha mẹ có thêm những kiến thức bổ ích trong hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé yêu của mình đặc biệt là có thêm những hiểu biết về chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng nhé!
Nguồn:Sưu tầm